Những hiệu ứng từ thương chiến Mỹ - Trung


Thương chiến Mỹ-Trung đang phủ bóng đen lên nền kinh tế thế giới và những dấu hiệu cảnh báo về một cuộc suy thoái sắp xảy ra đã xuất hiện trên các thị trường tài chính toàn cầu.
* Nguy cơ suy thoái kinh tế
Suy thoái không gây ra mối đe dọa ngay lập tức với các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á, mặc dù mức độ tăng trưởng ở những nơi này đang chững lại. Tuy nhiên, một số nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực - bao gồm Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore - chắc chắn là đang đứng trước rủi ro.
Louis Kuijs, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics, gọi những nền kinh tế này là những “kẻ ngoài cuộc vô tội” trong cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Ông Kuijs nói: "Đây là những nền kinh tế nhỏ và cởi mở, nơi mà hoạt động thương mại, trong đó có thương mại với Trung Quốc, giữ vai trò hết sức quan trọng”.
Ông Kuijs cũng chỉ ra rằng những gì đang xảy ra với Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn tới các phần còn lại của châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Dưới đây là đánh giá về những lý do khiến một số nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á đang phải đối diện liên quan tới nguy cơ suy thoái:
Hong Kong: Trung tâm tài chính này của châu Á đang chống lại áp lực từ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, cuộc thương chiến Mỹ-Trung và tình trạng bất ổn chính trị.
Một số nhà kinh tế cho rằng các yếu tố kết hợp này không bao lâu sẽ đẩy Khu Hành chính Đặc biệt này của Trung Quốc vào suy thoái kinh tế. So với quý I vừa qua Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hong Kong giảm 0,4% trong quý II.
Nhưng những con số đó không thể hiện được tác động của các cuộc biểu tình diễn ra tại Hong Kong suốt hơn hai tháng qua, khi doanh số bán lẻ và du lịch giảm mạnh.
Các nhà kinh tế ở DBS và Capital Economics nằm trong số những người cho rằng các số liệu của quý III, dự kiến đưa ra vào tháng Mười Một, sẽ cho thấy Hong Kong về mặt kỹ thuật là đã rơi vào tình trạng suy thoái, vốn được định nghĩa là rơi vào tình trạng hai quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Singapore: Quốc gia vốn phụ thuộc vào thương mại này bị tác động bởi nhu cầu toàn cầu giảm, tăng trưởng kinh tế chậm ở Trung Quốc và cuộc thương chiến giữa Trung Quốc với Mỹ.
Singapore phụ thuộc vào xuất khẩu công nghệ cao, trong khi nhu cầu về các mặt hàng điện tử trên khắp thế giới giảm, qua đó phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế của nước này.
Nền kinh tế Singapore trong quý II đã giảm 3,3% so với quý I trước đó và chỉ ghi nhận mức tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó khiến Chính phủ phải cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2019 xuống còn từ 0 đến 1% từ mức dự báo 1,5-2,5% được đưa ra trước đó.
Oxford Economics dự báo số liệu GDP quý III, theo kế hoạch sẽ được công bố vào tháng Mười, sẽ cho thấy tình trạng giảm nhẹ, và điều đó đồng nghĩa với việc Singapore về mặt kỹ thuật sẽ bước vào một cuộc suy thoái.
Ông Kuijs nói rằng tác động của cuộc thương chiến Mỹ - Trung tới Hong Kong và Singapore “lớn hơn là lên bản thân Trung Quốc, ngay cả khi không bị các nền kinh tế khác áp đặt bất kỳ biện pháp thuế quan mới nào lên các nền kinh tế này”.
*Thương mại xuống dốc
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng căng thẳng sau khi hai nước thực thi một đợt áp thuế bổ sung đối với hàng hóa của nhau trị giá nhiều tỷ USD từ ngày 1/9.
Trong khi thống kê vừa được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 29/8 ghi nhận trao đổi thương mại trong Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã giảm trong quý II/2019 gần 2% tính theo trị giá USD.
Trung Quốc bị đòn nặng trong cuộc chiến thuế quan với Mỹ khi số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu giảm hơn 5% trong quý II, mức thấp nhất kể từ 2017. Xuất khẩu của Mỹ cũng sụt hơn 1% trong cùng kỳ.
Theo OECD, cho dù giới doanh nghiệp hai bên chạy đua với thời gian, tăng tốc mua bán trước khi các lệnh áp thuế được thực thi, nhưng trong hai quý đầu năm 2019, trao đổi thương mại Mỹ-Trung vẫn rất thấp so với kết quả của 2018.
Nhưng không phải chỉ có Mỹ và Trung Quốc là nạn nhân. Xuất khẩu và nhập khẩu của Liên minh châu Âu cũng bị giảm theo thứ tự 1,7% và 2,3%.
Đức bị thiệt hại nặng nhất theo thứ tự 3,7% và 1,7%. Trong hai nước đầu tầu, Pháp đề kháng tương đối tốt hơn Đức: xuất khẩu lùi 0,3%, nhập khẩu giảm 0,7%.
Trong các nước châu Âu, nước Anh với viễn cảnh Brexit trả giá nặng nhất: xuất khẩu giảm 7,1%, nhập khẩu giảm 12,6%. Trong Nhóm G20, chỉ có Australia, Canada và Nhật Bản tiếp tục ghi nhận xuất khẩu gia tăng.
Do vậy, tương lai không có gì khích lệ. Các chỉ số khác, từ ngành vận chuyển hàng không, buôn bán linh kiện điện tử, xe hơi, phụ tùng xe hơi đều bật "đèn đỏ"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ảnh hưởng thương chiến Mỹ - Trung, xuất khẩu Đồng Nai tăng chậm
16:00' - 04/09/2019
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tháng 8 năm 2019 của Đồng Nai có dấu hiệu tăng chậm do ảnh hưởng bởi giá một số mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống giảm, ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
-
Kinh tế Thế giới
Quân bài "bầu cử Mỹ" trong thương chiến Mỹ - Trung
07:16' - 03/09/2019
Có ý kiến cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tạm gác chiến tranh thương mại để tập trung vào quân bài "bầu cử Mỹ" với Tổng thống Donald Trump.
-
Chuyển động DN
Lợi nhuận doanh nghiệp Nhật giảm sút vì thương chiến Mỹ - Trung
14:33' - 02/09/2019
Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 2/9 cho thấy lợi nhuận doanh nghiệp trong quý kết thúc vào tháng 6/2019 tại nước này đã giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Nguyên nhân Trung Quốc bất ngờ thay đổi thái độ đối với thương chiến
05:30' - 30/08/2019
Các biện pháp thuế quan mới của Trung Quốc nhằm vào hàng hóa Mỹ được đưa ra trong bối cảnh áp lực kinh tế suy giảm ngày một tăng, các chỉ số về công nghiệp, tiêu dùng xuất hiện dấu hiệu đáng lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng giải quyết thương chiến với Mỹ thông qua đối thoại
12:14' - 26/08/2019
Ngày 26/8, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán thương mại Mỹ-Trung tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết tranh chấp thương mại với Washington thông qua đối thoại hòa bình.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Mỹ ngày càng ủng hộ thương mại tự do khi thương chiến leo thang
05:30' - 26/08/2019
Gần 2/3 người được hỏi, tương đương 64%, coi thương mại tự do có lợi cho Mỹ, tăng 7% so với kết quả thăm dò hồi năm 2017.
-
Hàng hoá
Thương chiến Mỹ-Trung tác động lên người sản xuất rượu vang Colorado
22:27' - 21/08/2019
Việc Mỹ áp thuế lên hàng Trung Quốc từ ngày 1/9 tới sẽ khiến những người sản xuất rượu vang phải trả thêm 800 USD tiền thuế cho mỗi đơn hàng chai thủy tinh từ Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Pháp “vào cầu” sau COVID-19
20:37' - 15/08/2022
Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến du lịch Pháp (Atout France) cho biết dòng người du lịch Pháp đã đạt, thậm chí vượt mức năm 2019, thời điểm ngay trước dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên đang tiến đến cảng Tartous ở Syria
18:20' - 15/08/2022
Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine, xuất phát cách đây hai tuần theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Ukraine và Nga ký hồi tháng Bảy vừa qua, đang đến gần cảng Tartous ở Tây Bắc Syria.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu: Kỳ vọng "cất cánh" sau mùa Hè "hỗn loạn"
18:19' - 15/08/2022
Những ngày này, cảnh tượng du khách xếp hàng rồng rắn, hành lý thất lạc chất đống không được xử lý, các chuyến bay bị hủy hoặc trễ giờ đã trở thành chuyện thường ngày tại các sân bay khắp châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi
18:12' - 15/08/2022
Nền kinh tế Trung Quốc duy trì được xu hướng phục hồi trong tháng 7 với các chỉ dấu kinh tế lớn đều ghi nhận mức tăng trưởng ổn định bất chấp tình hình dịch COVID-19 trong nước và các đợt nắng nóng.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ muốn trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047
16:19' - 15/08/2022
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt mục tiêu tham vọng đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047 và thực hiện cắt giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Australia xem xét nâng trần nhập cư để tăng nguồn cung lao động
11:34' - 15/08/2022
Chính phủ Australia đang xem xét nâng số lượng người nhập cư hằng năm nhằm tăng cường nguồn cung lao động cho thị trường trong nước hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng nhân lực.
-
Kinh tế Thế giới
GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch
09:18' - 15/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 15/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý II/2022, GDP thực tế của nước này ước đạt 542.120 tỷ yen (tương đương 4.070 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm: Từ thực trạng đến giải pháp
05:30' - 15/08/2022
Trong khi gần 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng hoặc đang trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, thì gần 1/3 sản lượng thực phẩm trên thế giới bị lãng phí.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ súng gần Đồi Capitol, Mỹ
21:20' - 14/08/2022
Cảnh sát thủ đô Washington của Mỹ ngày 14/8 cho biết một người đàn ông đã lái xe đâm vào hàng rào chắn gần Đồi Capitol và sau đó bắn chỉ thiên và đốt xe.