Tận dụng các cơ hội mới, thúc đẩy nền nông lâm nghiệp của khu vực ASEAN
Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp và đoàn đại biểu các nước ASEAN và đối tác.
Đây là lần thứ 3 Việt Nam giữ chức Chủ tịch AMAF, Chủ tịch AMAF+3 (ASEAN và 3 nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 18. Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã 2 lần nhận chức Chủ tịch AMAF và đăng cai tổ chức Hội nghị AMAF tại Việt Nam vào các năm 1998 và 2008.Hội nghị sẽ thông qua các chiến lược, chính sách và hướng dẫn trong các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp của khu vực, đề xuất các sáng kiến hợp tác với các nước đối tác và tổ chức quốc tế nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu của tầm nhìn ASEAN đến năm 2025 và Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng ASEAN giờ đây đã trở thành một cơ chế hợp tác khu vực thành công, duy trì được nguyên tắc đồng thuận và đạt được nhiều thành tựu trên cả 3 trụ cột chính là chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.Bên cạnh đó, ASEAN cũng đang có những đổi mới căn bản về phương thức và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các thành viên, cũng như với các đối tác bên ngoài. Vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế đối thoại, hợp tác khu vực ngày càng được củng cố và nâng cao, là nhân tố quan trọng thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN có phần đóng góp quan trọng của ngành nông lâm nghiệp qua các thời kỳ. “Nông nghiệp đóng vai trò cốt lõi ảnh hưởng tới sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội của từng quốc gia thành viên và các đối tác trong khu vực”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng khẳng định, hợp tác nông lâm nghiệp vẫn luôn là nội dung then chốt của Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Thực tế cho thấy, đối với hầu hết các quốc gia ASEAN, nông nghiệp được coi là “bệ đỡ” của nền kinh tế giúp các nước vượt qua nhiều biến động và khủng hoảng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền tảng tích hợp các công nghệ, kết nối Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới và mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho phát triển.“Chúng ta hãy đưa ra biện pháp thiết thực tận dụng các cơ hội này, thúc đẩy nền nông lâm ngư nghiệp của khu vực ASEAN tiến kịp với các quốc gia phát triển”, Phó Thủ tướng nói.
Đặc biệt, các nước thành viên ASEAN cần chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa. Bên cạnh đó, các nước tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết, trong đó doanh nghiệp là hạt nhân liên kết, tổ chức sản xuất với hộ nông dân, tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối và quản lý đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi giá trị. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tin tưởng, cùng với những nỗ lực chung của hợp tác khu vực và của từng nước thành viên, Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN sẽ đẩy nhanh tiến trình thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Tầm nhìn và Kế hoạch hành động chiến lược về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thực phẩm và nông lâm nghiệp giai đoạn 2016-2025.Đồng thời, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định, là thành viên tích cực của Cộng đồng ASEAN, Việt Nam rất coi trọng các tiến trình hợp tác khu vực và sẽ tiếp tục đầu tư thích đáng về nguồn lực, nghiên cứu và đề xuất các sáng kiến khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, vì lợi ích thiết thực của người dân ASEAN.
* Kêu gọi ASEAN chung tay hỗ trợ Indonesia khắc phục hậu quả động đất, sóng thần Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nông nghiệp cũng là lĩnh vực dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro. Ngành nông nghiệp của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các ngành kinh tế khác trong việc sử dụng nguồn lực, nhất là lao động, đất đai và nguồn nước.Nền nông nghiệp của khu vực đứng trước nhiều thách thức như suy giảm năng suất lao động nông nghiệp và nhịp độ tăng trưởng, chênh lệch đời sống giữa nông thôn và thành thị, tác động của biến đổi khí hậu.
Trong đó, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Điển hình là trận động đất và sóng thần vừa qua tại Indonesia đã cướp đi sinh mạng của gần 2.000 người, để lại hậu quả vô cùng khắc nghiệt và lâu dài. “Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi xin chuyển lời chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân của trận động đất, sóng thần và đề nghị Hội nghị chúng ta vận dụng các cơ chế sẵn có của ASEAN như Quỹ Dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN + 3, để kịp thời hỗ trợ các nạn nhân vượt qua các khó khăn và tổn thất do trận động đất, sóng thần vừa qua tại Indonesia”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị. Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 40 diễn ra đến ngày 13/10./.Xem thêm:
>>Khai mạc hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 40
>>Khai mạc hội nghị các quan chức cao cấp nông lâm nghiệp ASEAN +3
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Hơn 10.000 ha đất lâm nghiệp bị mua bán, chuyển nhượng trái phép
18:03' - 04/10/2018
Tại Nghệ An đang xuất hiện tình trạng mua bán, chuyển nhượng trái phép và sử dụng sai mục đích đất lâm nghiệp.
-
Chứng khoán
Đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi
09:22' - 14/08/2018
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ phá rừng tại Quảng Sơn, Đắk Nông: Nhiều sai phạm tại Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn
10:03' - 10/08/2018
Thanh tra tỉnh Đắk Nông đã chỉ ra nhiều sai phạm, liên quan đến nhiều cấp, ngành và có cả những sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
-
Kinh tế & Xã hội
Đắk Lắk thu hồi đất lâm nghiệp lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng
10:16' - 17/07/2018
Tỉnh yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp tiến hành ngay việc xây dựng các phương án giải tỏa thu hồi diện tích rừng, đất rừng lấn chiếm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại Đắk Nông
18:10' - 06/06/2018
Đoàn Thanh tra liên ngành của Chính phủ đã thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Doanh số thương mại điện tử tăng lần đầu tiên kể từ năm 2021
20:58' - 23/01/2025
Các nhà bán lẻ trực tuyến của nước này đã ghi nhận doanh thu tăng nhẹ lần đầu tiên kể từ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Thụy Sĩ đưa đậm nét việc Việt Nam - Thụy Sĩ nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện
13:36' - 23/01/2025
Trang tin Nau.ch dẫn bài viết của hãng thông tấn Keystone SDA có nhan đề “Thụy Sĩ và Việt Nam muốn tăng cường đối thoại”.
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi tăng cường ngoại giao khí hậu sau khi Mỹ rút lui
12:48' - 23/01/2025
Theo Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của EU Wopke Hoekstra, châu Âu cần tăng cường vai trò ngoại giao về khí hậu, sau khi Tổng thống Mỹ một lần nữa rút khỏi nỗ lực toàn cầu chống suy thoái khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Năng lượng Mặt Trời lần đầu tiên vượt than đá trong cung cấp điện năng ở EU
12:46' - 23/01/2025
Lần đầu tiên năng lượng Mặt Trời đã vượt qua than đá trong cơ cấu cung cấp điện của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp - Đề cử tân đại sứ tại EU
12:44' - 23/01/2025
Theo các nguồn thạo tin, chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện tái cấu trúc lớn tại Bộ Tư pháp, với việc điều chuyển khoảng 20 luật sư cấp cao sang các vị trí mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:23' - 23/01/2025
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:00' - 23/01/2025
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Aramco: Nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2025
08:24' - 23/01/2025
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt 106 triệu thùng/ngày trong năm nay, sau khi ghi nhận mức trung bình khoảng 104,6 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn LNG/năm với Ấn Độ
08:15' - 23/01/2025
Tập đoàn dầu khí quốc gia Argentina YPF đã ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn khí hóa lỏng/năm với 3 công ty của Ấn Độ, cũng như hợp tác trong lĩnh vực lithium, khoáng sản và thăm dò hydrocarbon.