Đối phó với COVID-19 và phục hồi kinh tế - "cuộc chiến" hai chiều của Trung Quốc
Theo The Economist, ở Trung Quốc hiện đang tồn tại hai loại do dự. Đầu tiên là do dự trong việc tiêm vaccine ngừa COVID-19. Những người cao tuổi ở Trung Quốc rất miễn cưỡng khi được tiêm chủng vaccine.
Điều này khiến Trung Quốc có tỷ lệ dân số dễ bị tổn thương cao, có nguy cơ tử vong số lượng lớn nếu chính phủ từ bỏ chính sách "Không COVID-19" đang gây tranh cãi. Với lập trường không khoan nhượng, cố gắng dập tắt mọi đợt bùng phát dịch, Trung Quốc buộc phải áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đối với một số thành phố có hoạt động kinh tế hiệu quả nhất, bao gồm cả Thượng Hải.
Những hạn chế về di chuyển đang tàn phá kinh tế Trung Quốc. Ngay cả trước khi những hạn chế nghiêm ngặt nhất được áp dụng, doanh số bán lẻ đã giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2021 trong tháng 3/2022 (không điều chỉnh theo lạm phát, theo số liệu công bố vào ngày 18/4). Trong khi đó, dịch vụ ăn uống cũng giảm hơn 16%.Chuyên gia Zhang Zhiwei thuộc hãng quản lý tài sản Pinpoint Asset Management chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp ở 31 thành phố lớn nhất của Trung Quốc là 6%, cao hơn so với mức của năm 2020. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tổng thể mặc dù tăng nhanh đáng ngạc nhiên trong quý đầu tiên, với mức tăng 4,8% so với một năm trước đó, song chủ yếu là do sức mạnh của kinh tế Trung Quốc trong hai tháng đầu năm.Sang quý II/2022, tình hình kinh tế Trung Quốc có thể tồi tệ hơn. Chuyên gia Ting Lu của ngân hàng Nomura cho rằng GDP thực tế có thể giảm. Chính phủ Trung Quốc không che giấu mối quan tâm của họ. Đầu tháng này, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nói với chính quyền địa phương rằng họ nên thể hiện sự "khẩn trương" hơn nữa trong việc ổn định nền kinh tế.Tuy nhiên, kiểu do dự thứ hai đã đánh dấu phản ứng của chính phủ đối với suy thoái, đó là sự miễn cưỡng trong việc kích thích nền kinh tế một cách mạnh mẽ như trong quá khứ. Ngày 15/ 4, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cho biết sẽ hạ tỷ lệ tiền mà các ngân hàng phải dự trữ.Tuy nhiên, tỷ lệ hạ chỉ là 0,25 điểm phần trăm đối với hầu hết các ngân hàng, bằng một nửa so với dự kiến, và PBoC vẫn chưa giảm lãi suất kể từ tháng 1/2022, trước khi đợt bùng phát dịch COVID-19 mới nhất diễn ra.Điều gì đang kiềm chế PBoC?PBoC cho biết sẽ "kiềm chế việc ban hành nhiều chính sách kích thích mạnh mẽ" và "tạo ra sự cân bằng giữa bên trong và bên ngoài". Ngân hàng lo ngại rằng việc nới lỏng tiền tệ cần thiết để duy trì tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm cho cán cân bên ngoài của quốc gia này với phần còn lại của thế giới.Đặc biệt, PBoC cũng có thể lo sợ rằng dòng vốn sẽ tháo chạy nếu họ cắt giảm lãi suất quá táo bạo vào thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang tăng mạnh lãi suất.Trung Quốc đã phải hứng chịu xu hướng dòng vốn ròng chảy ra khỏi thị trường chứng khoán trong những tháng gần đây, khi xung đột Nga-Ukraine buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt với những nguy cơ địa chính trị phức tạp mà họ không muốn tính đến.
Nếu Trung Quốc vẫn do dự trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ hơn, thì thay vào đó nước này cần dựa vào kích thích tài khóa. Nhưng ngay cả trong vấn đề này, Trung Quốc cũng gặp phải trở ngại và miễn cưỡng.Chẳng hạn, Bộ Tài chính vẫn thận trọng trong việc báo cáo mức thâm hụt ngân sách lớn. Do đó, phần lớn lượng chi tiêu công bổ sung cần thiết để ổn định tăng trưởng trong năm nay sẽ được thực hiện bởi các chính quyền địa phương và các quỹ đặc biệt không xuất hiện trong các số liệu.Thật không may, chính quyền các địa phương tại Trung Quốc lại đang chịu sự giám sát tài chính mới. Tháng 7 năm ngoái, Cơ quan quản lý ngân hàng đã ban hành "Văn bản số 15" chỉ đạo ngân hàng không tăng các khoản nợ tiềm ẩn của chính quyền địa phương.
Những quy tắc này sau đó đã bị gác lại. Tuy nhiên, mối đe dọa về một cuộc đàn áp trong tương lai vẫn còn. Một chỉ thị khác do Bộ Tài chính ban hành yêu cầu chính quyền địa phương lựa chọn các dự án chi tiêu cẩn thận hơn nếu họ muốn cấp vốn bằng trái phiếu.Theo chuyên gia Hui Shan của Ngân hàng Goldman Sachs, chính quyền địa phương có thể có đủ tiền. Họ đã chuyển các khoản tiền chưa sử dụng từ năm ngoái và nhận thêm chuyển khoản từ chính phủ trung ương. Tuy nhiên, số tiền không được giải ngân đều. "Một số tỉnh có dự án nhưng không có tiền, một số tỉnh khác có tiền nhưng không có dự án", bà Shan cho biết.Cắt giảm thuế thu nhập có phải là một giải pháp?Ở những khu vực của Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng khó khăn, các giới hạn có thể là do mặt hậu cần hơn là tài chính. Việc phong tỏa và áp dụng các hạn chế xã hội khác đã gây trở ngại cho nhân lực, chuỗi cung ứng và mạng lưới giao thông cần thiết cho các dự án xây dựng công cộng.Ngoài ra, việc phải chiến đấu với virus SARS-CoV-2 cũng có thể đã độc chiếm sự chú ý của các quan chức địa phương. Các quan chức địa phương đang được thúc giục để ổn định nền kinh tế một cách "khẩn cấp" nhưng họ cũng đang bị sa thải vì không thể kiểm soát dịch bệnh.Điều đó đã tạo ra xu hướng tập trung hướng vào việc giảm số ca nhiễm hơn là mở rộng cơ sở hạ tầng. Thật khó để vừa trở thành "một con diều hâu COVID" và "một con chim bồ câu tài chính".Tuy nhiên, vẫn có biện pháp kích thích để vượt qua cơ chế quan liêu như vậy. Ở Mỹ, việc nới lỏng tài khóa được thực hiện dưới hình thức chi trả trực tiếp cho các hộ gia đình. Trung Quốc vẫn chưa có một hệ thống tương đương để phân phối tiền trợ cấp của chính phủ. Về lý thuyết, điều tốt nhất tiếp theo là cắt giảm thuế thu nhập, giúp người dân có nhiều tiền hơn để chi tiêu.Nhưng vì chỉ có một bộ phận nhỏ người Trung Quốc nộp thuế thu nhập nên việc cắt giảm như vậy sẽ có rất ít tác động. Giải pháp thay thế gần nhất là cắt giảm thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn.Vì lý do này, khoảng 1/3 biện pháp nới lỏng tài chính của Chính phủ Trung Quốc trong năm nay sẽ được thực hiện dưới hình thức cắt giảm thuế và phí đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo Goldman Sachs. Tuy nhiên, một lần nữa, dịch COVID-19 lại tiềm ẩn như một chướng ngại vật. Nhà hàng, nhà bán lẻ và các doanh nghiệp nhỏ khác, vốn được dự báo sẽ trở thành mục tiêu của các đợt cắt giảm thuế này, lại thường là những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các lệnh phong tỏa và các hạn chế khác của Trung Quốc. Nếu chính sách "Không COVID-19" tước đi khách hàng của một công ty, thì việc giảm thuế là một điều không mấy an ủi. Một công ty có thu nhập bằng 0 không quan tâm đến mức thuế suất mà họ phải trả. Do đó, Trung Quốc có thể phải đợi cho đến khi làn sóng COVID-19 đợt này lắng xuống trước khi có thể phục hồi nền kinh tế một cách nghiêm túc. Và ngay cả khi đó, họ cần hy vọng rằng sự phục hồi kinh tế sẽ không bị gián đoạn ngay lập tức bởi một đợt bùng phát khác.Cho đến khi những người cao tuổi của Trung Quốc bớt do dự về việc tiêm vaccine, nền kinh tế của nước này sẽ vẫn phải "gồng gánh" các biện pháp kích thích./.- Từ khóa :
- trung quốc
- kinh tế trung quốc
- zero covid
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chấm dứt nhiều dự án điện nhiệt than ở nước ngoài
15:36' - 22/04/2022
Trung Quốc đã chấm dứt 15 dự án điện nhiệt than đang trong giai đoạn lập kế hoạch ở nước ngoài có công suất khoảng 12,8 GW.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể hạ thuế đánh vào hàng nhập khẩu Trung Quốc
14:19' - 22/04/2022
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Daleep Singh cho rằng có thể hạ mức thuế đánh vào các mặt hàng không mang tính chiến lược nhập khẩu từ Trung Quốc như xe đạp hay quần áo để góp phần hạ nhiệt lạm phát.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Đà giảm tốc kéo dài của kinh tế Trung Quốc sẽ tác động mạnh tới toàn cầu
07:28' - 22/04/2022
Ngày 21/4, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, đà giảm tốc kéo dài của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có hiệu ứng lan toả đáng kể trên toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách "Không COVID" của Trung Quốc tạo ra rủi ro lớn cho kinh tế toàn cầu
06:30' - 22/04/2022
45 thành phố đang bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ do chính sách "Không COVID" (Zero COVID), đóng góp 40% (tương đương 7.200 tỷ USD) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.