Mối nguy cho an ninh năng lượng toàn cầu
Các cuộc tấn công vào tàu thương mại đi qua Biển Đỏ kể từ tháng 11/2023 của lực lượng Houthi không chỉ báo động về tình trạng bất ổn địa chính trị leo thang tại Trung Đông sau khi xảy ra xung đột Hamas-Israel, mà còn khiến thị trường dầu mỏ nóng lên và đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng tình hình có thể khó khăn hơn đáng kể nếu lực lượng Houthi tiếp tục các cuộc tấn công. Phí bảo hiểm và giá các sản phẩm dầu khí dự kiến sẽ tăng nếu xung đột không được giải quyết. Một nguồn tin giấu tên cho biết, phí bảo hiểm rủi ro cho mỗi chuyến tàu chở hàng đã tăng từ 2.000 USD lên 10.000 USD do sự gián đoạn vận tải trên Biển Đỏ.
Sự gián đoạn này xảy ra vào thời điểm bấp bênh, khi sự cân bằng giữa cung và cầu dầu mỏ vốn đang mong manh do căng thẳng địa chính trị.
Sau khi trải qua hai mùa Đông không có khí đốt của Nga mà không gặp vấn đề gì lớn, vẫn còn nhiều yếu tố có khả năng gây bất ổn cho châu Âu và đẩy khu vực này quay trở lại một cuộc khủng hoảng năng lượng mới. Việc đóng cửa tuyến vận tải trung chuyển sẽ làm giảm nguồn cung cấp khí đốt. Hơn nữa, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gây căng thẳng cho các hệ thống năng lượng và có thể làm tăng nhu cầu về LNG. Việc Chính phủ Mỹ đang xem xét lại chiến lược xuất khẩu khí đốt tự nhiên đang khiến ngành năng lượng vốn rất mong manh của châu Âu lo ngại. Tương tự thị trường dầu, thị trường LNG có thể gặp vấn đề nếu xảy ra sự gián đoạn ở eo biển Hormuz vì dòng LNG của Qatar khi đó sẽ gặp rủi ro. Qatar đã vận chuyển khoảng 108 tỷ m3 LNG vào năm 2023, trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ ba toàn cầu với 20% thị phần. Bất chấp các khoản đầu tư quốc tế lớn đổ vào việc tạo ra các tuyến trung chuyển LNG, hầu hết công suất khai thác mới sẽ không có sẵn cho đến năm 2025 và năm 2026. Và thỏa thuận về tuyến trung chuyển cung cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine đến các nước Trung và Tây Âu sẽ hết hạn vào cuối của năm 2024. Hiện chưa có bất cứ thông tin nào về thời gian gia hạn của thỏa thuận. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga sang Ấn Độ - đối tác nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của nước này, cũng gặp thách thức. Theo tính toán, một tàu dầu từ cảng Novorossiysk (Nga) trên Biển Đen đến Ấn Độ mất khoảng 18 ngày khi qua kênh đào Suez và eo Bab al-Mandeb, nhưng sẽ mất 50 ngày nếu đi qua mũi Hảo Vọng. Điều này làm dấy lên một số quan ngại về triển vọng mất an ninh năng lượng toàn cầu nếu tình hình ở Biển Đổ tiếp tục “nóng lên”. *Giải pháp trong thời kỳ bất ổnCăng thẳng ở Biển Đỏ, đẩy giá cước vận tải biển và giá bảo hiểm tăng cao, khách hàng mua dầu đang hình thành xu hướng tìm kiếm nguồn cung có khoảng cách địa lý gần hơn, nhằm tạo ra sự ổn định về hàng hóa.
Lưu lượng tàu chở dầu đi qua kênh đào Suez sụt giảm nhanh chóng. Thay vào đó, các con tàu chở dầu đang tập trung về hai hướng. Hướng thứ nhất quanh Lưu vực Đại Tây Dương, bao gồm Biển Bắc và Địa Trung Hải. Hướng thứ hai bao gồm Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương và Đông Á. Những gì đang diễn ra minh chứng rõ nét sự thay đổi mô hình trong hoạt động thương mại dầu.
Theo các thương nhân, từ tháng Một năm nay, một số nhà máy lọc dầu châu Âu đã ngừng mua dầu thô Basrah của Iraq và chuyển sang mua dầu từ các nhà cung cấp thuộc khu vực Biển Bắc và Guyana. Nhà phân tích dầu thô hàng đầu của Kpler, Viktor Katona, cho biết: “Việc chuyển hướng sang nguồn dầu ở gần hơn có ý nghĩa thương mại quan trọng. Chúng đảm bảo nguồn cung ổn định cho người mua và điều này sẽ tiếp tục chừng nào những gián đoạn ở Biển Đỏ khiến giá cước vận chuyển tăng cao vẫn diễn ra. Phản ứng của các thị trường là một hành động cân bằng khó khăn, khi phải lựa chọn giữa an ninh nguồn cung và tối đa hóa lợi nhuận”. Chuyên gia Fotios Katsoulas, nhà phân tích chính về dịch vụ vận chuyển tàu chở dầu tại S&P Global Commodity Insights, cho biết căng thẳng ở Biển Đỏ đang thay đổi các nguyên tắc cơ bản trên thị trường và đang có lợi cho các nhà khai thác tàu. Hơn nữa, sự phổ biến của năng lượng tái tạo ở châu Âu đã dẫn đến giảm tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng của lục địa này. Sự gia tăng các tua bin gió và công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời giúp giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch. Pháp cũng nối lại hoạt động sản xuất điện hạt nhân vào năm ngoái. Điều này góp phần xoa dịu những ý kiến cho rằng, gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ sẽ dẫn tới giá dầu tăng “nóng”. Nhà phân tích năng lượng cấp cao Neil Beveridge của Công ty phân tích Bernstein nói rằng: “Mọi leo thang xung đột tại Trung Đông chắc chắn sẽ làm tăng thêm rủi ro cho thị trường năng lượng”. Song chuyên gia này cho rằng, điều cần thiết là các nhà đầu tư và dư luận cần cái nhìn rộng hơn về thị trường dầu mỏ để nhận thấy chênh lệch hay mất cân xứng giữa cung và cầu mới là nguyên nhân dẫn đến lo ngại về tình trạng dư cung. Ông cho rằng tình trạng này diễn ra thường xuyên, do đó không có nhiều yếu tố có thể tác động thêm tới giá dầu thời gian tới.>>> Ứng phó những cơn gió ngược từ Biển Đỏ - Bài 1: Giao thương toàn cầu chậm nhịp
>>> Ứng phó những cơn gió ngược từ Biển Đỏ - Bài 2: Chuỗi cung ứng bấp bênh
>>> Ứng phó với những cơn gió ngược từ Biển Đỏ - Bài 3: Mối nguy cho an ninh năng lượng toàn cầu
>>> Ứng phó với những cơn gió ngược từ Biển Đỏ - Bài 4: Gián đoạn dòng chảy thương mại của Việt Nam
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Lo ngại về an ninh lương thực do căng thẳng trên Biển Đỏ
06:30' - 16/03/2024
Với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, việc tăng chi phí cơ bản có nguy cơ làm trầm trọng thêm áp lực lên an ninh lương thực và gây ra các loại hậu quả ở hạ nguồn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cước phí vận tải biển từ châu Âu tới Hàn Quốc tăng gần 40% do căng thẳng Biển Đỏ
15:34' - 15/03/2024
Cước phí vận tải container bằng đường biển từ châu Âu tới Hàn Quốc tăng gần 40% vào tháng 2/2024, khi tình hình tại Biển Đỏ tiếp tục căng thẳng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54'
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35'
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40'
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14'
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35'
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Cân bằng giữa kỳ vọng và thách thức
15:03' - 20/11/2024
Hội nghị G20 đặt trọng tâm vào cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng xã hội, bên cạnh các vấn đề nóng như cải cách quản trị toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và đánh thuế quốc tế công bằng hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Cơ quan công tố đồng ý hoãn tuyên án ông D. Trump trong vụ án chi tiền mua chuộc
13:55' - 20/11/2024
Văn phòng Chưởng lý quận Manhattan nêu rõ ông Trump nhiều khả năng sẽ không bị tuyên án cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm tới.