Những tác động bất lợi từ dịch do virus Corona
Từ châu Á, châu Âu đến Australia, Mỹ, hàng loạt quốc gia từ chối mọi hành khách đến từ Trung Quốc đại lục trong bối cảnh số người lây nhiễm vẫn tăng nhanh.
Dường như chỉ có châu Phi và Nam Mỹ chưa bị dịch viêm do virus Corona Vũ Hán lan đến, trong khi trên thế giới đã có khoảng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ bị lây nhiễm.
Tỉnh Hồ Bắc, trung tâm của dịch bệnh, đang bị cách ly để phòng dịch, với đường sá bị phong tỏa và giao thông công cộng ngừng hoạt động. Còn tại nhiều nơi khác ở Trung Quốc, chính quyền đã hạn chế các hoạt động kinh doanh và du lịch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp của dịch bệnh mà cả thế giới quan tâm ứng phó, nhưng nói rằng các hạn chế thương mại và du lịch toàn cầu là không cần thiết. Tuy nhiên, Singapore và Mỹ ngày 31/1 đã loan báo các biện pháp hạn chế người nước ngoài gần đây đã ở Trung Quốc vào lãnh thổ của họ.
Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi người dân tránh đến Trung Quốc hoặc hồi hương về Mỹ trong giai đoạn có dịch này. Biện pháp mới là kể từ tối 2/2, Washington cấm những người không phải là công dân Mỹ, đã ở Trung Quốc 14 ngày qua, nhập cảnh vào Mỹ. Còn nếu là công dân Mỹ, hành khách sẽ bị cách ly 14 ngày để được theo dõi tình trạng sức khỏe.
Ở Australia, Thủ tướng Scott Morrison cho biết nước này sẽ từ chối cho người nước ngoài đến từ Trung Quốc đại lục nhập cảnh bắt đầu từ ngày 1/2. Hai hãng hàng không Qantas Airways và Air New Zealand cho biết lệnh cấm du lịch buộc họ phải tạm dừng các chuyến bay thẳng đến Trung Quốc từ ngày 9/2. Ba hãng hàng không lớn của Mỹ ngày 31/1 thông báo họ sẽ hủy các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục.
Singapore và Mông Cổ tại châu Á, Italy ở châu Âu cũng ban hành biện pháp tương tự đối với hành khách không phải là công dân bản địa. Việt Nam, một nước láng giềng của Trung Quốc, chiều ngày 1/2 thông báo các hãng hàng không Việt Nam ngưng các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.
Ngày 30/1, tân Thủ tướng Nga Mikhaïl Mischoustine thông báo đóng cửa các biên giới trên bộ với Trung Quốc. Hiện còn nhiều người lao động và du khách Trung Quốc vẫn đang ở trên lãnh thổ Nga. Phóng viên Daniel Vallot đưa tin Nga có hơn 4.000 km đường biên giới với Trung Quốc và biện pháp này sẽ có liên quan đến tổng cộng 5 vùng, đặc biệt ở Siberia và vùng Viễn Đông Nga.
Chính phủ Nga nói rằng biện pháp có hiệu lực ngày 30/1 này sẽ mang tính tạm thời, nhưng không cho biết là đến khi nào. Bên cạnh đó, công dân Trung Quốc sẽ không thể xin visa điện tử để đến các tỉnh vùng Viễn Đông, thành phố Saint Petersburg, và vùng Kaliningrad.
Nhiều nước thuê bao máy bay để hồi hương công dân của họ. Hàng trăm người Hàn Quốc trở về nhà trên một chuyến bay thuê bao từ Trung Quốc vào ngày 31/1. 360 người Hàn Quốc được chở đến hai cơ sở tại thành phố Asan và Jincheon, cách thủ đô Seoul 80 km về phía Nam để được cách ly.
Cũng trong ngày 31/1, chuyến bay thuê bao thứ ba chở người Nhật Bản từ Vũ Hán trở về, nâng số người Nhật rời Trung Quốc về nước lên đến 565 người. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói Nhật Bản đang dàn xếp để đưa về nước tất cả công dân Nhật muốn từ Vũ Hán và những khu vực xung quanh trở về, nhưng chuyến bay thứ tư có phần chắc sẽ không được phái đi trong tuần này.
Một chiếc máy bay chở 83 người Anh và 27 công dân Liên hiệp châu Âu từ Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, đã đáp xuống Anh ngày 31/1. Những người Anh trở về sẽ được cách ly trong 14 ngày tại một cơ sở của Cơ quan Y tế Quốc gia ở Tây Bắc nước Anh.
Kazakhstan đã yêu cầu Bắc Kinh cho phép 98 sinh viên của họ rời khỏi Vũ Hán. Đức sắp di tản 90 công dân khỏi khu vực Vũ Hán. Chính phủ Tây Ban Nha và Hà Lan đang làm việc với Trung Quốc và Liên minh châu Âu để di tản công dân nước này.
Australia sẽ giúp một số công dân rời khỏi Hồ Bắc và cách ly họ trên đảo Christmas. Thủ tướng Scott Morrison không cho biết trong số 600 công dân Australia có tên ở Hồ Bắc sẽ có bao nhiêu người được hỗ trợ. Ông nói thêm là Australia cũng sẽ làm việc để giúp công dân New Zealand và công dân của đảo Thái Bình Dương.
Indonesia đang chuẩn bị di tản công dân khỏi Vũ Hán và sẽ cách ly những người này ít nhất 14 ngày khi họ trở về. Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi nói chính phủ đang làm việc với nhà cầm quyền Bắc Kinh về chuyện di tản. Bà cho biết có ít nhất 243 người Indonesia trong khu vực bị phong tỏa, đa số tại Vũ Hán.
Trước tình trạng “bế quan tỏa cảng” của các nước, đặc biệt là của châu Á và Mỹ, chính quyền Trung Quốc khuyến cáo tránh “hành động hoảng hốt vô ích và các biện pháp quá đáng”. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh chỉ trích “các lời nói và hành động của một số quan chức Mỹ là không có cơ sở và không đúng với thực tế”.
Trong một thông tin liên quan, trả lời RFI từ Vũ Hán, bác sĩ Philippe Klein cho biết ông tin tưởng vào khả năng của các bệnh viện địa phương: “Ngày 31/1, tình hình được cải thiện nhiều. Với 30 bệnh viện lớn, mỗi bệnh viện có 1.000 giường, cộng với hai bệnh viện dã chiến, Vũ Hán có đủ khả năng để chăm sóc cho tất cả những người bị nhiễm virus.
Người ta đã tính đến giải pháp cho nhập viện cả những trường hợp triệu chứng nhẹ mới xuất hiện. Bởi vì những người này, đang bị cách ly ở nhà, nhiều khi không tôn trọng các nguyên tắc phòng ngừa lây lan cho người khác. Nhu cầu sử dụng dụng cụ xét nghiệm rất lớn vì còn phải kiểm chứng thường xuyên để xem những người bị bệnh có khỏi hẳn chưa.
Do mỗi bệnh viện tại Vũ Hán có một bệnh viện đỡ đầu ở một tỉnh khác cho nên không thiếu hụt dụng cụ. Trái lại, Vũ Hán thiếu thốn dụng cụ bảo hộ cho nhân viên y tế, bác sĩ, y tá… Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách tái trang bị để không bị thiếu hụt lâu dài.
Sau khi Trung Quốc đề nghị hỗ trợ cho cuộc chiến chống chủng virus Corona mới, Trung tâm Điều phối trong tình huống khẩn cấp (ERCC) thuộc Ủy ban châu Âu đã thông báo tới các nước thành viên EU và sau đó đã tiếp nhận được tổng cộng 12 tấn đồ bảo hộ y tế.
Hiện số hàng này đã được vận chuyển tới Trung Quốc. Trước đó, Đức đã chuyển 10.000 bộ trang phục bảo hộ y tế tới thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, để hỗ trợ lực lượng chức năng nước này trong quá trình triển khai, ứng phó với chủng mới của virus Corona ở vùng tâm dịch./.
- Từ khóa :
- dịch viêm đường hô hấp cấp
- virus corona
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản phát triển bộ dụng cụ xét nghiệm chẩn đoán nhanh virus Corona
10:55' - 03/02/2020
Ngày 3/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo nước này đã bắt đầu phát triển bộ dụng cụ xét nghiệm chẩn đoán nhanh virus Corona mới (nCoV).
-
Kinh tế Thế giới
Dịch do virus Corona: Nhiều nước tiếp tục sơ tán công dân khỏi Vũ Hán
10:42' - 03/02/2020
Chính phủ Canada đã lên kế hoạch hỗ trợ các công dân muốn rời khỏi thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi đang là “tâm điểm” của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á nới rộng đà giảm do lo ngại về dịch virus Corona
09:21' - 03/02/2020
Giá dầu Brent và WTI đều đã ghi nhận tuần giảm thứ tư liên tiếp trong tuần trước, sau khi các hãng hàng không hủy chuyến bay đến Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch do virus Corona: Lan tỏa tinh thần chống dịch như chống giặc
19:50' - 02/02/2020
Đến nay, đã có hàng loạt Công văn, Chỉ thị, Quyết định của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành được ban hành nhằm ngăn chặn dịch dịch bệnh do virus Corona (nCoV).
-
DN cần biết
Ngành du lịch Thái Lan bị thiệt hại khoảng 4,3 tỷ USD vì dịch virus Corona
18:28' - 02/02/2020
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona khiến lượng khách Trung Quốc tới Thái Lan giảm 80% và ước tính khiến nước này mất khoảng 4,3 tỷ USD doanh thu từ du lịch trong quý 1/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Luật viện trợ cho Ukraine 40 tỷ USD có hiệu lực
19:13'
Ngày 21/5, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn dự luật viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp công bố 27 thành viên nội các chính phủ mới
16:43'
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 20/5, Văn phòng Tổng thống Pháp đã công bố danh sách nội các mới gồm 27 thành viên những gương mặt cũ mới đan xen và tỷ lệ nam - nữ khá cân bằng.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng mới nhất liên quan việc thanh toán chi phí năng lượng với Nga
16:16'
Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) xác nhận đã dừng toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan do nước này không thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng ruble theo yêu cầu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Giá xăng tại Mỹ nối dài chuỗi tăng “chưa từng có tiền lệ”
15:22'
Giá xăng đang bị đẩy lên cao bởi nhu cầu và nguồn cung thắt chặt, và khi các kế hoạch cho kỳ nghỉ đang đến gần, tình hình này chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga
05:30'
Kế hoạch RePowerEU của được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn từ ngày 1/6
17:57' - 20/05/2022
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nêu rõ quyết định này nhằm thu hút thêm du khách nước ngoài để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tiếp thêm động lực cho các ngành liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Singapore hợp tác xây dựng cảng container quốc tế
15:45' - 20/05/2022
Khu công nghiệp (KCN) Kendal rộng 2.700 ha ở tỉnh Trung Java - liên doanh giữa Indonesia và Singapore - đang trong quá trình mở rộng với kế hoạch xây dựng một cảng container quốc tế.