Triển vọng thị trường pin tích điện của Nhật Bản
Theo báo Sankei của Nhật Bản, các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp tư nhân của nước này đang tìm cách liên kết để chiếm thị phần trong ngành sản xuất pin tích điện (pin lithium-ion) với kỳ vọng vào sự phát triển của thị trường ô tô điện và nguồn năng lượng tái tạo khi xu hướng giảm thải carbon trở nên phổ biến trên thế giới.
Trung Quốc và châu Âu đã thúc đẩy các chính sách hỗ trợ để có thể nắm quyền chi phối trong lĩnh vực đầy triển vọng này. Do đó, nếu không chủ động, rất có thể Nhật Bản sẽ đi sau các quốc gia khác.
Thời gian gần đây, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đã thành lập Hội đồng hợp tác nhà nước và doanh nghiệp nhằm thảo luận về chiến lược tương lai của thị trường pin tích điện. METI đang tính toán sẽ đưa ra chiến lược quy mô lớn nhằm tăng cường các chính sách, bao gồm cả biện pháp hỗ trợ chính phủ. Tuy nhiên, mức độ nghiêm túc của Nhật Bản về vấn đề này vẫn đang bị đặt dấu hỏi.
Tại cuộc họp thảo luận về chiến lược ngành công nghiệp pin tích điện, Cục trưởng Cục chế tạo công nghiệp Fujiki Toshimitsu đã thể hiện sự kỳ vọng đối với việc xây dựng cơ chế nhằm ứng phó mang tính chiến lược, hình thành năng lực cạnh tranh của Nhật Bản trong chuỗi cung ứng sản xuất pin tích điện trên phạm vi quốc tế.
Tuy nhiên, tại các cuộc thảo luận, cũng có những ý kiến mạnh mẽ cho rằng Nhật Bản đang thiếu năng lực đầu tư và tốc độ thích ứng cho sự phát triển của lĩnh vực này.
Thực tế, khi nhìn vào triển vọng năng lực sản xuất của từng quốc gia tại thời điểm năm 2020 và triển vọng năm 2025, có thể nhận ra sự khắc nghiệt trong thị trường pin tích điện của Nhật Bản. Theo METI, năng lực sản xuất pin tích điện của Nhật Bản đến năm 2025 sẽ đạt 39 gigawatt (GW), tăng 17 GW so với năm 2020.
Tuy nhiên, châu Âu có triển vọng tăng 660 GW lên 726 GW, Trung Quốc cũng tăng 572 GW lên 754 GW. Nếu những tính toán này trở thành hiện thực, thị trường của Nhật Bản sẽ tiếp tục bị thụt lùi khi so sánh với các quốc gia khác.
Mỹ đã xây dựng "Kế hoạch quốc gia về pin lithium-ion", với mục đích đảm bảo mạng lưới cung cấp trong nước và thúc đẩy năng lực đổi mới. Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp khoản hỗ trợ lên đến 17.000 tỷ yen để phổ biến xe điện (EV) sản xuất trong nước.
Châu Âu cũng hỗ trợ khoảng 800 tỷ yen cho các nhà máy sản xuất vật liệu pin và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D). Các gói hỗ trợ quy mô lớn như ưu đãi về thuế cũng phổ biến tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Một trong những lý do khiến Nhật Bản chậm chân hơn trong lĩnh vực pin tích điện là sự chậm trễ trong việc phổ biến dòng xe EV. Các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản đang bán các dòng xe đa dạng như dòng xe Hybrid (HV), xe pin nhiên liệu (FCV), xe chạy xăng…và hiện xu hướng EV không phát triển mạnh giống như Trung Quốc và châu Âu.
Có thể thấy, việc đưa ra các quy định về tiêu chuẩn môi trường đối với ô tô cũng ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy phổ biến pin tích điện. Bang California của Mỹ đã áp dụng Chương trình Xe không phát thải hạng nặng (ZEV).
Chương trình này được thiết kế để giúp các nhà vận hành xe giảm thiểu lượng phát thải thông qua việc khuyến khích sử dụng công nghệ không phát thải khi thay thế phương tiện phù hợp. Nếu không đạt được chỉ tiêu đề ra, các công ty sẽ phải nộp phạt hoặc mua một khoản tín dụng từ một công ty khác đã đạt mục tiêu doanh số.
Tại Mỹ, hiện có 12 bang đang áp dụng quy định ZEV. Trung Quốc cũng áp dụng quy định NEV (xe năng lượng mới), trong đó kết hợp khái niệm về các quy định ZEV của Mỹ. Đầu năm 2021, châu Âu cũng đưa ra dự thảo “Tiêu chuẩn sàng lọc mang tính kỹ thuật” và “Gói quy định nhằm cắt giảm lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính”.Theo nội dung các dự thảo này, không chỉ xe chạy xăng, dầu mà kể cả dòng xe sử dụng động cơ đốt trong như HV và xe lai sạc điện (PHV) cũng sẽ không được phép bán mới.
Tại Nhật Bản, quy định về tiêu chuẩn nhiên liệu cũng đang được áp dụng, song lại không có những quy định ZEV giống như Mỹ. Trong chiến lược tăng trưởng xanh, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu hướng đến sử dụng 100% xe điện vào năm 2035.
Tuy nhiên, thực tế mục tiêu này rất khó đạt được. Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Điện khí hóa Nhật Bản Kenichiro Wada - người am hiểu về lĩnh vực EV - cho rằng, để đạt được mục tiêu đề ra, Chính phủ Nhật Bản cần có khung quy định chặt chẽ giống ZEV phiên bản Nhật Bản để nâng cao các tiêu chuẩn hay luật hóa các quy định.
Trong quá khứ, Nhật Bản được đánh giá có tiềm năng đứng đầu thế giới trong lĩnh vực pin tích điện, nhưng Trung Quốc và Hàn Quốc đã bám đuổi quyết liệt. Giáo sư Noboru Sato thuộc Tổ chức Sáng tạo xã hội tương lai của trường Đại học Nagoya kỳ vọng: “Tại các quốc gia khác trên thế giới đã xuất hiện sự cố hỏa hoạn hoặc phải thu hồi liên quan đến pin tích điện. Tại Nhật Bản, dù đã đưa ra thị trường dòng xe sử dụng pin lithium-ion 12 năm, song chưa có sự cố cháy nổ nào xảy ra. Nhật Bản có cơ hội cạnh tranh trên thế giới nếu quảng bá được giá trị gia tăng về chất lượng, với các tiêu chuẩn sản xuất khắt khe”.Hiện tại, Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và Năng lượng Mới (NEDO) của Nhật Bản đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu phát triển để có thể sớm thương mại hóa loại pin lithium-ion thể rắn hoàn toàn, với tính an toàn, dung lượng cao và khả năng sạc nhanh.
Giáo sư Sato cho rằng loại pin lithium-ion thế hệ mới sẽ mang lại sức cạnh tranh cho Nhật Bản và là một trong những nhân tố để các doanh nghiệp chiếm được thị phần quốc tế vốn đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không trong nước
08:28' - 10/12/2021
Nhật Bản đang lên kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không trong nước đang gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19, với tổng số tiền lên tới 700 tỷ yen (khoảng 615 triệu USD) trong tài khóa 2022.
-
Đời sống
Giấc mơ không gian của tỷ phú Nhật Bản Y.Maezawa trở thành hiện thực
18:09' - 08/12/2021
Giấc mơ bay vào vũ trụ của tỷ phú ngành thời trang Nhật Bản Yusaku Maezawa đã thành hiện thực khi tàu vũ trụ Soyuz của Nga đưa ông lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản sụt giảm mạnh hơn ước tính ban đầu
10:32' - 08/12/2021
Mới đây, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong quý III/2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này giảm mạnh hơn so với ước tính ban đầu.
-
Tài chính
Nhật Bản: Doanh nghiệp tăng lương cho lao động có thể được giảm tới 40% thuế
10:57' - 07/12/2021
Trong gói cải cách thuế đang được soạn thảo, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ giảm thuế tới 40% cho các doanh nghiệp nếu họ tăng lương cho người lao động.
-
Tài chính
Lao động nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản sắp được tăng lương
09:23' - 06/12/2021
Cuộc khảo sát của Teikoku Databank Ltd. chỉ ra rằng nhiều nhà quản lý đang ưu tiên mức lương cao hơn để thu hút và giữ chân người lao động trong bối cảnh đất nước thiếu hụt lao động lâu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quốc hội Nhật Bản bắt đầu xem xét dự thảo ngân sách bổ sung lớn kỷ lục
09:05' - 06/12/2021
Sáng 6/12, ngay trong ngày đầu tiên của kỳ họp bất thường của Quốc hội, Chính phủ Nhật Bản đã đệ trình dự thảo ngân sách bổ sung của tài khóa 2021 có giá trị lên tới 36.000 tỷ yen (khoảng 320 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
Hơn 33% doanh nghiệp lớn niêm yết tại Nhật Bản không có nữ giám đốc điều hành
09:02' - 06/12/2021
Trong số 2.189 công ty thuộc nhóm 1 được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo có 732 công ty không có giám đốc điều hành là phụ nữ tính đến cuối tháng 7, theo một thống kê của chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
18:49' - 16/02/2025
Trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Brexit vẫn tiếp tục định hình kinh tế Anh
06:30' - 16/02/2025
Sau 5 năm rời EU, nền kinh tế Anh tiếp tục vật lộn với những thay đổi về cấu trúc, trong khi cố gắng vạch ra một lộ trình mới giữa bối cảnh toàn cầu ngày càng cạnh tranh và khó lường.
-
Phân tích - Dự báo
Thế chấp bằng tiền điện tử: Lợi nhuận cao hay bẫy tài chính?
05:30' - 16/02/2025
Thế chấp bằng tiền điện tử là một hình thức cho vay mới nổi lên ở Australia, trong đó tất cả mọi người (kể cả những người cho vay) đều thừa nhận rằng hình thức cho vay này rất rủi ro.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài cuối: Những cơ hội mới
06:30' - 15/02/2025
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samjeong (KPMG), xu hướng bầu bạn cùng thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài 1: Những "thành viên" gia đình không thể thiếu
05:30' - 15/02/2025
Bloomberg Intelligence dự đoán thị trường thú cưng toàn cầu sẽ tăng trưởng gấp 1,5 lần so với năm 2022, đạt 493 tỷ USD vào năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế EAEU sắp vượt qua Eurozone?
06:30' - 14/02/2025
Viện Hàn lâm Khoa học Nga dự báo nền kinh tế các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) sẽ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm, cho đến năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt quan trọng của các tập đoàn thương mại Nhật Bản
05:30' - 14/02/2025
Các tập đoàn Nhật Bản đang đứng trước thách thức phải chứng minh rằng họ không chỉ là công ty đầu tư giá trị và làm thế nào để duy trì niềm tin của nhà đầu tư trong bối cảnh không chắc chắn.
-
Phân tích - Dự báo
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm
16:38' - 13/02/2025
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên 13/2, khi hy vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine lấn át nỗi lo về lạm phát cao hơn dự báo tại Mỹ.