Tăng trưởng của Malaysia dự kiến đạt 6% năm 2022
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, hãng MIDF Research dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia sẽ tăng lên 6% năm 2022 so với mức 3,1% năm 2021, chủ yếu xuất phát từ việc mở cửa lại nền kinh tế như dỡ bỏ lệnh cấm du lịch quốc tế, giúp thúc đẩy triển vọng tăng trưởng cao hơn trong năm 2022.
Theo MIDF, với tỷ lệ tiêm chủng cao, chính phủ không cần thắt chặt các hạn chế dịch COVID-19 do hệ thống chăm sóc sức khỏe có khả năng chống chọi với sự bùng phát trở lại gần đây của đại dịch.
Do vậy, hãng này kỳ vọng động lực tăng trưởng sẽ tiếp tục được củng cố trong năm 2022 với sự đóng góp của chi tiêu trong nước ngày càng tăng, sự cải thiện thị trường lao động cũng như các hoạt động kinh doanh.
Tạp chí Kinh tế tháng số ra ngày 28/2 của MIDF cho rằng, sự gia tăng ổn định của nhu cầu bên ngoài cũng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng đối với các hoạt động thương mại và sản xuất của Malaysia trong năm 2022.
Triển vọng tăng trưởng ngắn hạn vẫn tích cực khi đà tăng trưởng được cải thiện, với chỉ số hàng đầu (LI) tăng lên 2,1% theo năm ghi nhận vào tháng 12/2021, so với mức 1,6% ghi nhận vào tháng 11/2021. Điều này cho thấy các hoạt động kinh doanh sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.
Cuộc xung đột Ukraine-Nga sẽ không tác động trực tiếp đáng kể đến thương mại của Malaysia. Tuy nhiên, MIDF Research cho rằng sự gián đoạn kéo dài trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giá hàng hóa tăng và chi phí nhập khẩu cao sẽ là những rủi ro làm giảm triển vọng tăng trưởng.
Hãng cũng lưu ý rằng tổng kim ngạch thương mại của Malaysia trong tháng 1/2022 ở mức khoảng 76,2 tỷ USD, cao hơn 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ tăng trưởng ổn định trong cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Trong đó, xuất khẩu tăng 23,5% và ghi nhận sự duy trì mức tăng trưởng hai con số trong tháng thứ 6 liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lại ở mức vừa phải so với tháng 12/2021 (29,2%), cho thấy sự ổn định tương đối trong xuất khẩu sản xuất nói chung và trong khu vực nói riêng.
Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu tăng nhanh lên mức 26,4% so với tháng 12/2021 (23,6%) và duy trì mức tăng trưởng hai con số kể từ tháng 2/2021 khi nhập khẩu trước đó vào tháng 1/2021 vốn bị tác động mạnh do tăng cường Lệnh kiểm soát di chuyển.
Tỷ lệ lạm phát chính của Malaysia vào tháng 1/2022 đã ghi nhận mức thấp nhất trong 4 tháng qua, giảm xuống 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái (3,2%), đưa tới giá cả hàng hóa (trừ thực phẩm) giảm xuống.
Tuy nhiên, MIDF Research cho rằng lạm phát cơ bản vẫn trên đà gia tăng ở mức 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ nhanh nhất trong hai năm qua. Giá tiêu dùng cơ bản tăng liên tục cho thấy sự hồi sinh của nhu cầu trong nước ngày càng tăng đã có tác động đối với giá cả trong bối cảnh thị trường lao động phục hồi ở mức vừa phải.
Lạm phát chính dự báo sẽ giảm nhẹ khi các tác động cơ bản không còn nữa, đặc biệt là lạm phát vận chuyển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan và Malaysia nhất trí đưa thương mại song phương lên 30 tỷ USD vào năm 2025
20:32' - 26/02/2022
Thái Lan và Malaysia cùng đặt mục tiêu đưa giá trị thương mại song phương đạt 30 tỷ USD (973,5 tỷ baht) vào năm 2025 trong chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob từ 24-26/2.
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia và New Zealand ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục
14:37' - 25/02/2022
Trong 24h qua (tính đến 0h ngày 25/2), Malaysia ghi nhận 32.070 ca mắc mới COVID-19, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát ở nước này, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 3.337.227 ca.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Malaysia tăng cường hợp tác với các đối tác UAE
09:14' - 23/02/2022
Doanh nghiệp Malaysia tại EXPO 2020 Dubai đã ký nhiều Biên bản ghi nhớ (MoU) có tổng trị giá hơn 47 triệu USD với các doanh nghiệp có trụ sở tại UAE nhằm thúc đẩy sự bền vững nông nghiệp giữa 2 nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.